Thứ Tư, 19 tháng 12, 2007

NGƯỜI MẸ


truyện ngắn cẩm an sơn

Phượng thức giấc khi trời bên ngoài đã sáng rõ. Gần suốt đêm qua chị thao thức mãi, không ngủ được, cho đến gần sáng, mệt mõi quá chị mới chợp mắt được một lúc. Phượng quay sang bên cạnh, hai đứa con : thằng Phúc và con Mai vẫn còn đang say trong giấc ngủ, hơi thở chúng phập phồng dưới tấm chăn mỏng. Nhìn khuôn mặt hai đứa con thân yêu đang trong giấc ngủ, gương mặt chúng vô tư, trong sáng như những khuôn mặt trẻ con in trên những tờ lịch, mà có lần chị đã nhìn thấy treo trên từơng của một căn nhà nào đó ở thành phố. Lòng Phượng quặn đau, nghĩ đến người chồng đã khuất và nỗi bơ vơ của mẹ con chị trong những tháng ngày gian khó.

Tâm, chồng Phượng trứơc kia là một sĩ quan trong quân đội, sau 75 phải đi tù gần ba năm mới được thả về. Anh trở về với một tấm thân còm cõi, cánh tay trái bị thương tật trong một tai nạn lao động lúc còn ở tù ngoài Bắc - nhờ tai nạn ấy nên anh mới được thả về vì không còn sức khoẻ để làm ra của cải vật chất cho trại tù nữa - Anh trở về thăm phố cũ một ngày rồi nhận giấy tờ về sống với Phượng tại một vùng kinh tế mới gần Suối Nghệ cách Bà Rịa khoảng vài chục cây số. Quê hương mới cuả Tâm và Phượng là một xóm nghèo với hơn chục căn nhà tranh vách đất, trong một khoảng rừng thưa bỏ hoang đã lâu. Phượng đã phải tình nguyện đến nơI này để Tâm được thả về. Hai vợ chồng đoàn tụ bằng những bàn tay chai phồng nắm lấy nhau nghẹn ngào.. Mồ hôi lại đổ xuống hàng ngày cho căn nhà nhỏ dần ấm lên, những luống khoai, luống đậu, xanh theo nắng mưa nhiệt đới, hai đứa con cũng ra đờI ở đó, xanh xao, ốm yếu như những cây khoai mì trồng đi trồng lại trên khoảnh đất đã lâu không được biết mùi phân bón.

Phượng ngồi dậy nhìn ra ngoài. Ánh nắng buổI sáng mùa hè đã rọI vàng trên những ngọn cây trong khu rừng phía xa. Không gian êm ắng không một tiếng động nhỏ. Dường như có tiếng chim hót đâu phía sau nhà. Chị kéotấm manh chiếu cũ dướI đuôi giường, nhẹ nhàng đắp thêm lên bụng hai đứa trẻ. Thằng Phúc khẻ cựa mình rồI quay người nằm nghiêng, quàng tay sangôm bụng bé Mai. Rời khỏi hơi ấm của mẹ, bé Mai cũng co người lại rồi ngủ tiếp. Phượng nhìn con, vói tay sửa lại miếng nylon màu đen che kín khung cửa sổ cho khỏi chói rồi uể oải đứng dậy, quờ chân tìm đôi dép mủ, rồi chậmchạp đi về phía bếp. Kéo chiếc cây nhỏ cài ngang qua hai cột tre, chị hé mởcánh cửa bằng thiếc cũ, rồI nghiêng mình lách ra ngoài.

Khung cảnh quen thuộc đập vào mắt Phượng, những căn nhà tranh tồI tàn lụp xụp bỏ hoang từ nhiều tháng qua, vớI những cánh cửa đổ nát, nhữngvách đất loang lổ màu đất đỏ trộn rơm, trơ sườn, lạnh lẽo. Chị thoáng rùng mình, mắt chị hoa lên, và đôi chân run run như muốn vật ngã chị xuống, bụng cồn cào vì đói. Phượng chợt nhớ lại, từ trưa hôm qua đến nay chị chưa ăn một miếng nào vào bụng. Chỉ còn một lon gạo duy nhất, buổI tối chị đãnấu phân nửa, ghế vào đó hai củ khoai lang nhỏ, dành cho hai đứa con ăn.Nhìn chúng ăn uống ngon lành vớI mấy cộng rau dền luộc chấm nuớc muốI,chị thấy xót xa trong lòng.

Tựa lưng vào cây cột tre phía sau bếp, Phượng nhìn qua bên kia hàngcây keo thấp, bà Tám già cũng đã thức dậy, đang ngồi khâu áo ngoài sân nắng. Chị nghĩ đến thân phận những ngườI nghèo, những ngườI già cô đơn, sống lặng lẽ với những tháng ngaỳ còn lại của cuộc đời. Bà Tám đã trên bảy mươi tuổi, chẳng hiểu từ đâu trôi giạt về đây, sống nhờ vào sự đùm bọc củanhững ngườI nghèo khó chung quanh.

Trước đây, khi còn đủ mười mấy gia đình sinh sống trong cái xóm nghèo khốn khổ này, bà Tám thường lân la phụ việc cho mọi người, để có được chén cơm trộn nhiều bắp khoai hàng bữa với họ. Buổi tối, bà Tám nằm ngủ với chiếc bao bố cũ quấn lại, ở một góc nhà nào đó với miếng sọt tre hoặc mảnh đệm cói lót lưng. Một bữa, có người bỏ đi, bà Tám vào ngụ hẳn trong căn nhà trống, tạo được một chỗ nương tựa cho mình.
Nét mặt đầy nếp nhăn, hàm răng rụng gần hết, bà Tám chỉ còn đôi mắt hiền lành nhìn cuộc đời, cái nhìn gần như vô tư lự của một đứa trẻ con sống bình yên trong cuộc đời phẳng lặng. Bà rất ít lời, chỉ gật và lắc đầu để đáp lại những câu hỏi. Không một lời than van hay cầu xin nào được thốt ra, dù có nhiều ngày mọI ngườI quên nhắc đến bữa ăn của bà.

Hồi mới đến đây, hai vợ chồng Phượng đã gắng sức phấn đấu cho cuộc sống. Tuy cánh tay trái gần như bị liệt hẳn, Tâm vẫn kẹp được cái cán cuốc, cùng tay phải cuốc xớI, vun hàng lên liếp, trồng khoai tỉa đậu. Trong mấy năm liền cuộc đờI có vẻ khá lên nhờ thuận mùa mưa nắng. Và những sản phẩm làm ra được những anh xe thồ bên ngoài vào thu mua, đổi chác. Gia đình Phượng cũng như mọi ngườI ở đây đã có cái ăn cái mặc. Chị đã cho ra đời thằng Phúc, rồi bé Mai, trong cảnh nghèo nhưng đầm ấm. Vợ chồng Phượng như những kẻ mồ côi, hai bên gia đình cũng đều thất lạc sau biến cố tháng Tư. Chị nghĩ đến việc học, tương lai của các con, và mơ ước có ngày gặp lại được thân thích họ hàng. Xóm nghèo sống vớI nhau có nghiã có tình nên cũng dễ chịu. Dù không nói ra, nhưng mọi ngừơi đều nghĩ đến một ngày mai khá hơn sẽ chuyển dần ra gần lộ, cuộc sống hiện tại vất vả nhưng yên lành, không hội họp. không hộ khẩu, không cần đến cả một thứ giấy tờ nào. Rừng vẫn hiền lành, không có bóng thú dữ.
Nhưng rồi, đùng một cái, gia đình bác Châu có hai đứa con trai bị rắn độc cắn chết. Gia đình anh Cư trong lúc đi làm rẫy vào trú mưa trong túp lều nhỏ, chị Cư bị sét đánh cháy cả thân mình. Cả xóm yên lành bỗng trùm lấy tấm khăn tang to lớn,.Vài ba tuần sau đó, gia đình bác Châu, dắt đứa con gái duy nhất còn lại, ghé thăm từng nhà và từ giả bà con về lại Lái thiêu. Rồi anh Cư cũng đành bỏ mộ vợ lại trên mảnh sân nhỏ của mình, dẫn con tìm về quê Châu đốc.
Cuộc sống trở nên khó khăn và buồn tẻ dần. Lâu lâu mới có một bác xe thồ chở vào xóm một ít gạo mắm, để đổi chác khoai đậu. Mọi người như sống ở một thế giới nào khác, cách biệt với xã hội bên ngoài. Bệnh tật, ốm đau được chữa bằng một nắm lá ngải cứu, nắm lá sả, hoặc lá tía tô. Rồi từng nhà một âm thầm từ gỉa xóm nghèo, sau khi có người thân nằm xuống vĩnh viễn ở khu mộ nhỏ trên khoảnh sân của mỗi gia đình. - Người ta chôn người chết ngay trong sân nhà, tưởng để được gần gũi, nhưng cuối cùng rồi người sống cũng đành phải nuốt nước mắt rờI xa.
Hai tháng truớc, Tâm cũng đột ngột ra đi sau một cơn sốt ác tính, bỏ lại mẹ con Phượng bơ vơ vớI xóm nghèo vắng lạnh. Không còn ai nữa ngoài bà Tám gìa nua với ba mẹ con Phượng. Chị cũng đã tưởng mình không sống nổi sau một trận đau kéo dài nhiều ngaỳ. Có lẽ Trời còn nghĩ đến hai đúa con nhỏ của Phượng, nên cho chị gượng lại đuợc. Chị gắng ngoi lên giữa nỗi đau mất chồng và lòng thương yêu hai đứa con thơ dại.

Bao nhiêu lương thực dành dụm cũng cạn dần. Những cơn mưa đầu mùa đã đổ xuống mươi ngày qua, cỏ dại cũng đã mọc lên, nhưng Phượng thì không còn đủ sức để ra vườn trồng tỉa được nữa, hạt giống cũng đã hết. Nhiều đêm khóc thầm trong bóng tối, Phượng nghĩ đến cái chết, nhưng rồi chị tự hỏi mình về hai đứa con vô tội. Bốn hôm trước, trong lúc lục soạn lại mớ đồ cũ linh tinh của Tâm để lại, tình cờ Phượng bắt gặp một ống đựng thuốc, trong đó có ba viên thuốc lớn mầu đỏ. Chị đoán có lẽ là loại Chloroquine chống sốt rét, mà ngày trước quân đội thường dùng mỗi khi hoạt động trong vùng rừng núi. Loại thuốc này rất mạnh, uống một lần quá hai viên có thể mất mạng. Phượng nghĩ, nếu bây giờ chị nốc vào ba viên thuốc đó, chắc chắn chị sẽ được đi theo chồng về bên kia thế giới. Chị mơ màng nghĩ đến một thế giới khác, ở đó vợ chồng chị sẽ được sống với nhau những tháng ngày êm ả, những tháng ngày không có những đe doạ thường nhật bằng manh áo miếng cơm.

Có tiếng bé Mai goị :
- Mẹ ơi
- Mẹ ở đây, con.
Con bé mở cánh cửa bếp chạy ra ôm lấy chân Phượng. Thằng Phúc cũng chạy theo sà vào lòng mẹ. Phượng ngồi xuống ở góc sân nhà hai tay ôm lấy hai đứa con. Chị nói :
- Trưa nay ăn cơm xong mẹ sẽ dẫn hai đứa đi chơi dưới Suối nghệ nhe.
- A, vui quá hả mẹ. Hai đứa cùng reo lên.

Hơn bảy tuổi rồi mà thằng Phúc ốm tong teo, nhỏ nhắn như đúa bé chừng năm tuổI, bé Mai hơn ba tuổi, giọng nói rõ ràng nhưng đôi chân yéu, chạy một chút là mệt. Tay ôm con, Phưọng lại nhìn về phía góc sân, nơi Tâm đã an nghỉ. Nấm mộ thấp, không có lấy một gốc cỏ, ngày nào chị cũng dành ít phút đi vòng quanh nấm mộ để nhổ từng cộng cỏ mới mọc. Bây giờ thì hết rồI, cỏ dại rồi sẽ mọc đầy trong những tháng ngày sắp tới. Chị nghĩ mông lung sau cái chết của chị, cái chết mà Phượng đã đắn đo suy nghĩ và quyết định sắp đặt sẵn cho mình.

Không phải vì ích kỷ, sợ sống, sợ khổ, nhưng Phượng nghĩ đến tương lai của hai đứa con thân yêu của mình. Chắc chắn rồi chúng sẽ được một gia đình nào đó thay chị săn sóc, nuôi nấng chúng. Dù có ai nghèo khó, cũng không thể nghèo khó hơn chị, mai đây nếu có gặp chồng bên cõi chết, chắc chồng chị cũng sẽ không hờn trách, mà sẽ hiểu được lòng dạ của chị, vì con mà quyết không kéo dài kiếp sống kham khổ, để hai đứa con phải gánh chịu lây, mình không nuôi được thì hãy giao cho ngườI khác chăm lo cho chúng. Cũng có lúc Phượng nghĩ dến việc bỏ nhà, bỏ xóm, dắt con về thị trấn ăn xin, nhưng rồi chị cảm thấy mình không có quyền gây nỗi tũi nhục cho con mình. Chị ấm lòng nhớ lại những tháng ngày qua sống trong xóm nghèo, mọi người dều thiếu thốn bạc tiền, nhưng lúc nào cũng giầu tình nghĩa. Vợ chồng chị hiền lành, thì mai đây chắc con cái chị cũng không đến nỗi bạc phước.

Tiếng Phúc cắt ngang dòng suy nghĩ của Phượng.
- Mẹ ơi, vào nấu cơm ăn đi, con đói rồi.
Bé Mai cũng nũng nịu :
- Ăn cơm rồI mẹ dẩn con đi chơi xa nghe mẹ.
Lòng Phượng thắt lại. Chị buông hai đứa con ra rồi vịn vai thằng Phúc, gượng đứng lên, ba mẹ con cùng vào trong nhà.
Sau bữa ăn trưa, Phượng soạn trong thùng gỗ đựng quần áo, lấy từ dưới đáy thùng ra hai bộ quần áo còn khá mớI, mặc vào cho hai con. Bộ quần áo tuy ngắn củn cởn, nhưng cũng đủ làm cho hai đứa bé sung suớng. Đó là món quà của chị Châu tặng lại, truớc khi vợ chồng chị ấy bỏ xóm nghèo tìm về quê ngoài Phan rí. Hai đứa nhỏ mặc quần áo đẹp, chạy đùa với nhau lòng vòng quanh chiếc sạp tre giữa nhà.
Với tay lấy chiếc giỏ lác, Phượng xếp vào đó tấm ny lông che mưa, mấy củ khoai luộc, chai nứơc đun sôi để nguội, chị liên tưởng đến chuyến đi, Đoạn đường khá dài khoảng bốn năm cây số từ xóm ra đường mòn, ba mẹ con đi chắc cũng mất vài tiếng đồng hồ. Con đường mòn naỳ bắt đầu từ ngoài lộ rất xa, chạy vào xuyên qua rừng đi vào vùng sâu, là noi những người thợ rừng chuyển củi, chuyển tre nứa, những ngừơi đi hái nấm, bẻ măng hàng ngày đi, về. thỉnh thoảng cũng có những chiêc xe cộ, xe bò cọc cạch qua lại. Phựơng nhẩm tính trong bụng, hơI lo lắng không biết chị và các con liệu có thể đi nổi đến đó không.
Trời bên ngoài nắng dịu. trên không, những đám mây đen choán hết những khoảng rộng, báo hiệu những cơn mưa giông vào buổI chiều. Phượng dắt con ra ngoài và bắt đầu lên đường, chị nghĩ, không còn một thời gian nào khác cho sự chọn lựa. Lần đầu tiên được cho đi chơI xa, Phúc và bé Mai vui mừng lắm, chúng vừa đi vừa chạy. Một lát, lại ngồi xuống bên bờ cỏ thở mệt và đợi cho mẹ đi tới. Phượng thì yếu, chị bước chậm rãi từng bước một. Trận đau kéo dài dai dẳng, thêm việc thiếu ăn làm cho chị mất gần hết sức lực.

Rồi cuối cùng, sau rất nhiều chặng nghỉ, mẹ con Phượng cũng tới được con đưòng đất đỏ. Đến một gốc cây to bên đường, nơi có mấy tảng đá bằng phẳng, chị ngồi xuống nghỉ chân., hai đứa bé cũng đã thấm mệt. Ngồi một lúc, Phượng kéo chiếc giõ lác lại gần Phúc rồi bảo :
- Bây giờ hai anh em ngồi ở đây chơi nhe. Chờ mẹ quay lại lấy tiền, mẹ đã để quên ở nhà rồi.

Phúc ngây thơ hỏi :
- Mẹ cũng có tiền hả mẹ? Lâu nay con đâu thấy mẹ mua gì?
- Ừ, mẹ có tiền mà để dành nay mới lấy dẩn các con đi chợ mua bánh, mua kẹo cho các con.
Bé Mai cười reo;
- Sướng quá, mẹ nhớ mua thật nhiều kẹo, nhiều bánh cho con nhe, cả bánh tráng nữa nghe mẹ. Con thèm bánh tráng lắm, lâu nay mẹ cũng không làm bánh tráng khoai mì nữa.

Lời nói của bé Mai như những chiếc kim đâm sâu vào lòng Phượng, Chị cảm thấy mình có tộI nói dối vớI con, nói dối một cách ngọt ngào, gợi cho đứa con bé bỏng của mình những thèm khát, dù chút thèm khát tầm thường của con trẻ, mà chị đã không thể đem đến cho chúng.. Phượng vội vã quay trở lại con đường cũ khôngdám đứng lại đó lâu hơn, chắc chắn chị sẽ khóc, và mọi dự tính của chị rồI sẽ tiêu tan. Con đường trở về nhà chừng như dài dằng dặc, Phượng còn yếu sau những cơn sốt hành hạ, bây giờ lại mang thêm nỗi đau đớn vì đã đem con mình ra bỏ bên đường.. có đôi lúc chị muốn trở lại với con, để cùng liều vớI số phận, nhưng rồi chân chị vẫn chậm chạp buớc đi, khập khiểng, run rẩy. Phượng lại nghĩ đến ba viên thuốc, số phận các con chị phải được tách lìa khỏi cuộc đời hẩm hiu, khốn khổ của cha mẹ chúng. Chị lâm râm khấn nguyện Trời Phật và cả linh hồn của chồng chị, xin rũ lòng thương phò hộ cho các đứa con bé bỏng của chị, trên đường lưu lạc gặp được những điều may mắn.

Bầu trời tối sầm. Mưa ào ào đổ xuống. Phượng hình dung hai đứa bé đang ngồi sát bên nhau trên tảng đá. Tấm ni lông tuy cũ nhưng còn lành lặn đang trùm kín lên đầu chúng. Đối với con chị, dầm mưa, tắm mưa là chuyện bình thường, nhưng chị thầm nghĩ, chiều nay có lẽ sẽ mưa nhiều vi bầu trời gần đen kịt như mực. Đã tớI nhà rồi, Phượng vào nhà vớI bộ quần áo ướt đẫm, và để khỏi phải suy nghĩ lâu, chị bước vội lại bên bếp, vói tay rút từ trong ống tre ra gói giấy có đựng mấy viên thuốc, xé rách giấy trút hết vào miệng. Những viên thuốc có bọc đường ngòn ngọt, chị trệu trạo nuốt từng viên một.Sau khi uống thêm một cốc nước, Phựơng để nguyên bộ quần áo ướt, nằm vật xuống chiếc giường tre.

Phượng nằm yên một lúc lâu. Có lẽ chút đường ngọt ngào bọc ngoài viên thuốc thấm vào trong cổ chị, làm chị bỗng thấy tỉnh táo một cách lạ lùng. Chị nghĩ có lẽ linh hồn của những ngườI sắp chết cũng tỉnh táo, nhẹ nhàng như vậy. Hôm sau, hoặc vài ba bửa nữa, bà Tám già cô độc hàng xóm của chị, sẽ ghé qua nhà và có thể sẽ bỏ mặc cái xác chị nằm đó, hoặc sẽ gắng kéo xác chị ra sân, rồi moi đất lấp lại. Thế là xong. Một lát nữa đây, trong đám ngườI đi rừng về sẽ có ngườI bắt gặp hai đứa con của chị, và tối nay, dù không có mẹ, chắc chúng sẽ được ăn một bửa cơm no. Bé Mai, thằng Phúc rồi sẽ khóc nhiều vì nhớ mẹ, nhưng rồI chúng sẽ dần quên đi, quen vớI cuộc sống mới.

Bỗng có lằn chớp sáng rực đập ào trên mái lá, tiếp theo là tiếng sét nổ đinh tai. Lổ tai Phượng lùng bùng. Chị ngồi dậy nhìn ra ngoài trời. Mưa như thác cùng vớI gió giật từng hồi như muốn làm sập căn nhà nhỏ. Thốt nhiên Phượng nhớ đến con một cách mãnh liệt. Chị đứng lên, sao bỗng dưng chị cảm thấy mình mạnh khoè trở lại. Chị kêu lên; Mai ơi, Phúc ơi. Còn đâu những đứa conđói khổ thân yêu của chị. Phượng quơ vộI tấm ny lông che cửa trùm lên đầu, rồi chạy băng ra ngoài sân. 

Chị quyết định phải gặp lại con trước khi chết, đằng nào thì những viên thuốc cũng đã được uống rồi. Cái chết cầm chắc sẽ đến vớI chị. Phượng muốn nhìn thấy hai đứa con thân yêu một lần cuối. Chị gắng chạy, con đường trơn trợt làm chị té lên té xuống nhiều lần..Cuối cùng rồi chị cũng ra đến bìa rừng. Trong ánh chớp sáng rỡ, Phựơng thoáng nhìn thấy một đống đen đen trên tảng đá dưới gốc cây xa, chị gọi lớn con ơI. Bỗng dưng đầu óc chị quay cuồng, chị ngã phịch xuống đường. Vùng vẫy trong cơn mưa, Phượng vẫn không ngồI dậy nổi, chị lồm cồm gắng bò về phía trước. Mắt chị bỗng hoa lên, mờ đi. Chị vẫn cố bò tới, lết tới... Chỉ được một đoạn ngắn, rồi Phượng bật nằm daì ra, ngất đi.

Gió mưa, sấm chớp vẫn gầm thét.
Trong vũng tối mịt mù đó, hình như có một chiếc xe bò, lọc cọc, lắc lư từ phía ngả rừng vừa đi tới trong ánh chớp. Tiếng một ngườI đàn ông la lớn; hò hò. Con bò kéo có chiếc u thật lớn trên cổ, bước chậm lại và dừng ở giữa đường...

Cali mùa xuân 2001

Cẩm an sơn

Không có nhận xét nào: