Tuấn ngồi đó với ly cà phê đã nguội. Tiếng hót của con hoàng yến vang lên trong trẻo giữa buổi sáng thứ bảy vắng lặng, làm anh thấy bâng khuâng, nhớ về những tháng ngày xưa hồi còn bé nơi quê nhà. Hồi đó ba Tuấn cũng nuôi một đôi chim yến, hai con chim màu vàng, nhỏ nhắn xinh xinh, nhưng cả năm rồi mà vẫn không nghe chim hót, sau đó hỏi lại ông chú, ông ta cười bảo:
- Tiếng hót của chim yến như là tiếng gọi bạn tình, nên khi nhốtchung cả chim trống mái vào một lồng thì chúng chỉ cần nói chuyện với nhau là đủ rồi, cần gì phải hót phải gọi nữa.
- Tiếng hót của chim yến như là tiếng gọi bạn tình, nên khi nhốtchung cả chim trống mái vào một lồng thì chúng chỉ cần nói chuyện với nhau là đủ rồi, cần gì phải hót phải gọi nữa.
Và đúng như vậy, sau khi tìm được một chiếc lồng khác, ba Tuấn đã nhốt chúng riêng ra, con chim trống cất tiếng hót vang. Tiếng hót trong veo, ngọt ngào vang lên trong nắng sớm, như chào, như đón muôn vàn cỏ hoa đang xanh tươi mơn mởn trong vườn.
Bây giờ thì tiếng hót của con chim như là những gợi nhớ, gợi nhớ những kỷ niệm lúc gần lúc xa, sau gần mưòi năm anh rời bỏ quê hương đến định cư nơi xứ người. Tuấn cũng giống như những bạn bè của anh, khi đến Mỹ là lăn đầu vào công việc mưu sinh, ban ngày đi làm, buổi tối về phải đi học thêm tiếng Anh, cuối cùng vào trường College kiếm được mảnh bằng Technical thăng tiến thêm cho công việc ở một hãng điện tử.
Trước năm 75 Tuấn mới chỉ là một Thiếu úy trong quân đội, nhưng với nhiệm vụ một sĩ quan tình báo nên anh phải đi tù hơn ba năm, ngày anh trở về mới biết tin gia đình anh đã mất tích trong một chuyến vượt biên. Từ đó Tuấn phải sống lang thang qua mấy vùng kinh tế mới, cuối cùng anh trở về Sài gòn, ngày ngày làm “thợ đụng”cho đến khi cầm được chiếc thẻ IOM ung dung lên máy bay sang Mỹ một mình. Công việc xứ người luôn quay cuồng tất bật như một guồng máy, chạy hoài không ngưng nghỉ, Tuấn thuê một căn phòng nhỏ, chủ nhà là một gia đình người Việt qua đây từ năm 75, thấy anh thui thủi một mình, nên hàng ngày bà chủ nhà nấu thêm phần ăn rồi bới để riêng cho anh, mỗi tháng chỉ trả thêm một trăm đồng.
Bởi cặm cụi đi làm, đi học, gia đình bên Việt Nam chẳng còn ai để phải gởi tiền về giúp đỡ - ngoài một người bạn vong niên đồng đội cũ - nên anh có được đồng tiền dành dụm trong ngân hàng. Sau ba năm, anh mua được căn mobil-home này. Ngôi nhà nhỏ bé, xinh xinh, có mái hiên nhỏ đủ để anh kê một chiếc bàn với hai chiếc ghế ngồi uống cà phê vào những sáng rảnh rổi, mấy chậu hoa và chiếc lồng chim, với con chim hoàng yến như ngưòi bạn tình cất giọng dịu dàng.
Hàng tuần, Tuấn ăn cơm tháng có người mang tới, những ngày cuối tuần anh tự nấu ăn lấy, đôi lúc rủ bạn bè tới làm vài món nhậu lai rai với mấy lon bia. Mấy tháng trước, nể tình bạn bè anh cho một bạn trẻ làm cùng hãng về share phòng, nhưng chỉ sau ba tháng anh phải mời đi ở chỗ khác, vì chàng này thích nghe nhạc lớn quá, ồn ào khiến hàng xóm complain. Kể ra có người ở chung nhà cũng đỡ buồn, nhưng đôi khi cũng bực mình không chịu được vì những cá tính khác biệt quá đáng. Sau khi Quang – người bạn share phòng – dọn đi ở nơi khác, Tuấn mới dọn dẹp lại căn nhà cho tươm tất hơn. Anh đã phải bỏ ra mất hai ngày mới dẫy sạch cỏ khỏanh đất phía sau, và anh quyết định tạo một vườn rau nhỏ, với mấy cây ớt, cà chua cùng mấy luống rau thơm.
Mỗi buổi chiều sau khi đi làm về, Tuấn lại ra vườn nhìn ngắm, giá như còn mẹ, mẹ sẽ thích biết mấy được có vườn rau nhỏ. Hồi gia đình đã dọn hẵn vào ở Sài gòn ba mẹ và anh chị em Tuấn sống trong căn nhà bé tí tẹo, sâu trong đường hẻm, dựa lưng vào một căn nhà khác tương tự, mẹ anh vẫn âm thầm chịu đựng sự chật chội, chỉ mơ ước có khoảnh đất nhỏ trồng rau, để nhớ về quê nghèo. Nỗi buồn mất mát gia đình đã làm cho Tuấn tưởng như không còn gượng nỗi sau khi ra tù, song rồi bước đường long đong cực nhọc dần dà làm anh nguôi ngoai, anh chỉ thầm cầu nguyện cho cha mẹ cùng hai đứa em nhỏ được siêu thoát, tránh được những khổ đau của một cuộc đổi đời.
Có tiếng gọi tên Tuấn phía bên kia đường, anh đứng dậy nhìn qua, Trọng - một bạn láng giềng quen biết từ khi anh dọn nhà tới ở đây – nói vọng sang:
- Đi uống cà phê với mình nha,
- OK, chờ tớ một chút.
Anh quay lại thu dọn ly cà phê nguội ngắt của mình, đem vào bỏ trong sink, với tay lấy chiếc áo khoác mỏng, ra ngoài khoá cửa lửng thửng sang nhà Trọng. Tiếng con chim yến lại hót vang, kéo dài ra như đuổi theo bước chân anh.
Trọng vốn cũng là dân HO như Tuấn, quê anh ở Đà Nẳng, định cư sau Tuấn một năm, anh đã có gia đình và một đứa con gái hai tuổi. Trước kia Trọng đi lính ở SĐ 2, là sĩ quan trinh sát, bị thương hai lần, lẽ ra anh có thể được giải ngủ, nhưng tính thích mạo hiểm nên anh vẫn còn tiếp tục ở lại đơn vị cho đến ngày tan hàng, vào trại tù Kỳ Sơn anh bỏ trốn suýt bị bắn chết, rồi chuyển trại sang Tiên Lãnh anh bị cùm cả tay chân suốt ba tháng trường. Nhờ cái tội trốn trại đó nên Trọng được tiếp tục làm kiếp khổ sai đến hơn ba năm – đủ tiêu chuẩn đi HO – trong khi những bạn đồng trang lứa với anh lai rai ra về đoàn tụ với gia đình.
Bố mẹ Trọng cũng đi HO, qua Mỹ ngay trong đợt đầu tiên cùng ba đứa em, nên khi Trọng sang thì bố mẹ đã mua được nhà rồi, căn mobil-home-double bốn phòng đủ cho cả gia đình trước sau sống tương đối thoải mái. Gặp lúc kinh tế Mỹ đang lên, các hãng xưởng mở ra thật nhiều nên chỉ sau một tháng, vợ chồng Trọng đã có xe riêng – dù là những chiếc xe cũ của mấy đứa em tặng lại cho anh chị để mua xe khá hơn – và công việc làm ổn định. Từ khi thấy Tuấn dọn nhà đến ở gần, Trọng và vợ anh sang chơi làm quen, và hai vợ chồng thường ghé sang chơi vào những ngày rảnh rổi, Thỉnh thoảng có món ăn nào ngon, đặc biệt, cũng bới sang cho. Bố mẹ Trọng cũng đối đãi với Tuấn như một đứa con trong nhà, nhờ vậy Tuấn cũng đỡ thấy cô đơn khi phải sống một mình nơi xứ lạ quê người. Tuấn với Trọng cùng một tuổi nên cũng dễ dàng thân nhau, mày mày tao tao thân mật.
Khi Tuấn đã ngồi yên vào trong xe, Trọng hỏi bạn:
- Hôm nay mình đi uống đâu?
- Đâu cũng được, Xinh Xinh cho gần,
- Xinh Xinh ồn quá, tụi nhóc nó quậy tùm lum đếch có nghe nhạc được.
- Thì ghé Dạ Thảo đi, ngồi ngoài hiên hút thuốc thoải mái hơn.
Mới hơn tám giờ sáng mà quán đã khá đông, phải mất một lúc lâu lòng vòng Trọng mới tìm được chỗ đậu xe. May mà còn được một chiếc bàn trống ở góc ngoài hiên, hai anh em ghé ngồi vào rồi gọi hai ly cà phê sữa. Cô tiếp viên còn quá trẻ –khoảng mười tám mười chín tuổi – với chiếc váy ngắn để lộ gần nguyên cặp chân dài trắng trẻo, chiếc áo hở ngực phơi ra một đường cong bắt mắt.
Nhìn thấy Tuấn, cô ta hỏi:
- Anh vẫn còn làm ở Samina chớ?
Sau một thoáng ngạc nhiên, Tuấn chợt nhận ra Tuyết, người con gái cùng làm chung hảng với anh, dường như cô ta mới bị laid-off trong đợt tháng vừa rồi - hãng vẫn thỉnh thoảng có những lần sa thải người sau một thời gian thử việc, để chọn lọc những người cần cù siêng năng và có tay nghề nhanh nhẹn.- Anh cười:
- Tuyết đã có job mới chưa? Không ngờ lại gặp em ở đây.
- Em đã apply mấy chỗ nhưng họ bảo chờ, vì thế nên em mới xin làm tạm ở đây được vài tuần rồi.
Tuyết nghiêng đầu xuống gần hai người, giọng nhỏ lại:
- Khổ lắm anh à, anh thấy đó, trời lạnh ngắt mà phải mặc quần áo hở trên trống dưới như thế này thiệt là hết biết.
- Ráng tạm thời gian đi.
Trọng nhìn cô gái trông có vẻ thật thà, dễ thương nên xen vào:
- Em làm loading có rành không?
- Trong line, em load nhanh nhất.
Tuấn đùa:
- Thiệt không đó? Vậy sao em bị off?
Tuyết nhìn vào trong quán, nói nhỏ tiếng “ xin lỗi, lát nữa em quay lại”, rồi vội vã quay vào trong nhà.
Hai người bạn đốt thuốc ngồi nhâm nhi ly cà phê, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Trọng thì không tin Tuyết có tay nghề khá, nhưng Tuấn trong khi làm cùng một building với nhau, đã nhiều lần nhìn thấy Tuyết chạy tới chạy lui thoăn thoắt với công việc, anh nghĩ chắc cũng có những khúc mắc gì đây. Cùng cảnh ngộ là công nhân các hãng điện tử, Trọng cũng như Tuấn luôn sẵn lòng chia xẻ nỗi buồn của những bạn bè mất việc. Hiện tại nơi chỗ làm của Trọng đang thiếu một người loading, may ra giúp cho cô bé này được cũng là một điều tốt, nhưng ít ra Trọng phải biết chắc rằng người được mình giới thiệu vào phải là người khá, siêng năng trong nhiệm vụ.
Hai người bạn đốt thuốc ngồi nhâm nhi ly cà phê, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Trọng thì không tin Tuyết có tay nghề khá, nhưng Tuấn trong khi làm cùng một building với nhau, đã nhiều lần nhìn thấy Tuyết chạy tới chạy lui thoăn thoắt với công việc, anh nghĩ chắc cũng có những khúc mắc gì đây. Cùng cảnh ngộ là công nhân các hãng điện tử, Trọng cũng như Tuấn luôn sẵn lòng chia xẻ nỗi buồn của những bạn bè mất việc. Hiện tại nơi chỗ làm của Trọng đang thiếu một người loading, may ra giúp cho cô bé này được cũng là một điều tốt, nhưng ít ra Trọng phải biết chắc rằng người được mình giới thiệu vào phải là người khá, siêng năng trong nhiệm vụ.
Trọng hỏi Tuấn:
- Mày có quen con bé này không?
- Tớ biết nó chớ hỏng có quen, dường như nó làm việc khá nhưng bị con leader ganh ghét luôn đì nó – sếp của nó đen và xấu, trong khi nó trẻ và đẹp nữa – và còn ép nó làm việc nhiều, có lẽ bị nó cải lại nhiều lần nên đề nghị trên sa thải.
Đã nhiều năm làm công nhân, nên Trọng cũng không lạ gì thói xấu của bọn “con ông cháu cha” bà con hoặc người thân tín với chủ hãng, được chủ đưa làm supervisor, hoặc leader trông coi công nhân làm việc - thường là những hãng do người Tàu làm chủ – tự tung tự tác, bày đủ trò hối lộ từng bữa ăn thức uống của công nhân. Ai mua đồ cho ăn ngon thì thương, ai không có quà trong ngày sinh nhật, lễ Tết, Thanksgiving, Christmas v.v. thì bị ghét bỏ, phê điểm xấu, không cho tăng lương.
Thường thì Tuấn uống cà phê ở nhà tự pha lấy, Trọng cũng vậy. Với Trọng thì đã có gia đình rồi, lại đã được thêm một cô bé kháu khỉnh, nên anh cũng ít khi la cà vào quán như những anh chàng độc thân, Ngược lại, Tuấn độc thân nhưng lại giống như một ông già không thích những nơi ồn ào. Tuy vậy, thỉnh thoảng hai anh em cũng rủ nhau đi ‘rửa mắt” một bữa, để có lúc bỗng chạnh lòng thương những cô bé sinh viên, học sinh vì phải kiếm thêm tiền mua sách vở mà phải đi phơi đùi phơi ngực cho người ta nhìn.
Tình cờ sáng nay lại gặp Tuyết bưng cà phê ở đây, Tuấn đâm ra tức giận lây đến con mụ Liên, leader của Tuyết. Mụ ta cũng chừng băm mấy, xấu người xấu nết cả hãng đều không ai ưa. Xuất thân từ một công nhân bình thường, làm việc từ khi hảng mới thành lập, cũng có họ hàng thân thích xa xa với bà chủ, nên được đưa lên làm leader, coi phần loading. Bởi văn hoá kém quá, nếu không, chắc mụ cũng được lên Supervisor rồi. Về phần Trọng, anh nhìn sơ qua cũng thấy ở Tuyết những nét thành thực dễ thương, không phải là hạng gái chanh chua, đanh đá để dễ dàng gây gổ với người khác trong công việc.
Một lát sau, Tuyết trở lại dọn bàn bên cạnh, nàng đưa cho Tuấn một mảnh giấy nhỏ và nói,
- Đây là địa chỉ nhà em, mời hai anh chiều ghé lại chơi, sau năm giờ là em có ở nhà.
Buổi chiều Trọng cùng Tuấn sang nhà Tuyết, nhà cô bé cũng không xa, nằm trên đường Jackson, gần một nhà thờ Tin Lành. Ba Tuyết ra mở cửa mời hai người vào phòng khách. Có lẽ Tuyết đã cho cha mẹ biết trước về những người khách, nên câu chuyện bắt đầu có vẻ thân mật, ấm cúng. Vì cùng là dân HO với nhau nên dễ dàng thông cảm,
Ba Tuyết hỏi:
- Hai anh có ở gần đây không?
- Dạ chúng cháu đều ở khu mobil home đường Quimby.
- Vậy thì cũng không xa, tôi cũng có hai người bạn cùng ở khu đó. Thỉnh thoảng lúc rảnh nhớ ghé lên đây chơi. Các anh còn trẻ, đi làm đuợc thì vui hơn, chúng tôi già, không dám lái xe nữa, ở nhà riết cũng buồn, đi đâu cũng phải nhờ các con đưa đi, phiền lắm, chúng nó cũng bận, vừa làm vừa học thêm.
Tuyết bưng ra mấy ly nước trà rồi ghé ngồi xuống ghế sofa cạnh cha, nói:
- Mời ba và hai anh dùng trà, hồi sáng nói chuyện với hai anh còn lở dở, bây giờ em nói tiếp nha. Chắc anh Tuấn cũng biết bà Liên, leader của em, con mụ ác ôn đó trong hảng ai cũng ghét, em làm giỏi hơn con Thanh em ruột nó, con kia làm sai nó lại đổ hô cho em, riết rồi em tức em không nhịn được nên mỗi lần thấy con Thanh làm sai là em nói lớn lên cho nó nghe, nó tức nên đề nghị em vào số bị off.
- Hảng anh đang thiếu người loading, - Trọng lôi từ trong túi ra tờ đơn anh đã lấy sẵn từ mấy hôm trước, định dành cho em gái anh, nhưng Loan lại mới được một job mới vào ngày hôm qua – em điền đơn này, thứ hai đem đến hảng anh sẽ nói với supervisor giúp cho.
Tuyết mừng rỡ cầm lấy tờ đơn, mĩm cười:
- Cảm ơn anh nhiều lắm, em sẽ cố gắng làm việc để khỏi phụ lòng anh giúp đỡ, giới thiệu.
Trọng kéo tay Tuấn, cả hai cùng đứng lên từ giã, Tuấn cũng vui lây:
- Chúc mừng Tuyết may mắn trong công việc mới.
Bà mẹ Tuyết từ nhà sau cũng ra tiễn hai người và cầm tay Trọng lắc lắc:
- Cám ơn cháu đã giúp đỡ cho con bác, bác sẽ khuyên nó biết nhịn nhường trong công việc. Hai anh em ra về, lòng nhẹ nhõm vì mới làm được một việc lành cho người khác.
- Cảm ơn anh nhiều lắm, em sẽ cố gắng làm việc để khỏi phụ lòng anh giúp đỡ, giới thiệu.
Trọng kéo tay Tuấn, cả hai cùng đứng lên từ giã, Tuấn cũng vui lây:
- Chúc mừng Tuyết may mắn trong công việc mới.
Bà mẹ Tuyết từ nhà sau cũng ra tiễn hai người và cầm tay Trọng lắc lắc:
- Cám ơn cháu đã giúp đỡ cho con bác, bác sẽ khuyên nó biết nhịn nhường trong công việc. Hai anh em ra về, lòng nhẹ nhõm vì mới làm được một việc lành cho người khác.
Hình như có sự va chạm mạnh bởi đám mây nào đó vào thân máy bay, làm Tuấn giật mình thức giấc. Mở mắt nhìn sang bên cạnh, Trọng vẫn còn đang ngủ say. Ánh đèn mờ mờø trong khoang tàu. đủ cho anh thấy đa số hành khách trong các dãy ghế vẫn bất động, họ đều ngủ cả, có lẽ họ quen rồi, Tuấn nghĩ thầm. Với anh, đây là lần thứ nhì đi máy bay đường dài, lần đầu là sang Mỹ và hôm nay lại trở về thăm quê nhà. Cất cánh từ phi trường San Francisco máy bay hướng về phía Tây để ghé lại Tapei, bóng đêm cứ thế kéo dài ra hơn mười mấy tiếng đồng hồ, cho đến khi vào vùng biển Trung Hoa trời mới bắt đầu sáng dần.
Định cư ở Mỹ đã hơn năm năm, mặc dù bạn bè nhiều lần rủ Tuấn về Việt Nam nhưng anh từ chối, chưa muốn đi, anh quyết định mua nhà tạo cho mình một nếp sống ổn định, rồi mới tính tới những chuyện khác. Mặc dù thân thuộc ở Sài gòn chẳng còn ai, nhưng hàng năm hai lần vào dịp trước Tết và ngày Mồng Năm (Đoan Ngọ) anh đều gửi tiền về cho gia đình bác Hưởng – một người bạn vong niên đã từng giúp đỡ và cưu mang anh, từ khi anh mới và quân ngũ cho đến cả những ngày anh sống lang thang ở Sài gòn – Bác Hưởng nguyên là một Thượng sĩ già trong đơn vị thám báo của Tuấn, ngày anh mới ra trường được bổ sung về đơn vị, như chú nai vàng ngơ ngác, mọi việc đều nhờ bác thượng sĩ già này dìu dắt, giúp đỡ. Những mớ lý thuyết trong sách vở ở trường, thường khác với sự va chạm trong thực tế chiến trận. Hơn hai mươi năm dạn dày trong lửa đạn, từ một anh binh nhì leo lên đến nấc thang cuối cùng của cấp hạ sĩ quan, thượng sĩ Hưởng đã có một vốn sống, một túi đầy kinh nghiệm chiến trường, thu gom bằng máu và mồ hôi, đẵ lần lượt được chuyển cho chàng chuẩn úy trẻ, giúp anh thoát khỏi nhiều hiểm nguy, đạt được nhiều thắng lợi trong bước đường quân ngũ đầy bất trắc. Tuấn coi ông Hưởng như người cha thứ hai của mình.
Thời gian anh bỏ khu kinh tế mới về thành phố làm “thợ đụng” sống lang thang, lại tình cờ gặp bác Hưởng ngày xưa, bác dắt anh về nhà ở chung với bác.Vợ con bác đã mất trong chuyến chạy loạn từ Pleiku, nên bác sống với đứa cháu gái mồ côi tên Thoa, mới mười bốn tuổi - con ngưòi em út của bác, sống sót trong năm 75 – Hai bác cháu sống trong một căn nhà, đúng hơn là một túp lều, giữa những túp lều khác trong một con hẻm nhỏ dưới chân cầu Trương Minh Giảng. Nhà không có giường, trên nền đất là những miếng ván ép cũ đủ cỡ ghép lại không kín, buổi tối mỗi người một manh chiếu trải lên, chiếc mùng nhà binh đã vá nhiều chỗ với tấm mền cắt đôi chia cho hai bác cháu. Ngày đầu tiên bước vào căn nhà tội nghiệp này, Tuấn hiểu ra đời sống của bác Hưởng và đứa cháu gái. Anh lội ra vỉa hè bán đồ cũ mang về ba chiếc ghế bố bằng số tiền dành dụm của mình.
Ông Hưởng cằn nhằn anh phung phí, Tuấn cười:
- Bác sắm nhà thì cháu sắm giường chớ. Mùa nắng thì sao cũng được chứ khi mưa xuống nước tràn vô ngủ sao thấu, đau ốm làm sao.
- Năm năm rồi đó chú em. Tao ngủ luôn trên xích lô ngoài cửa còn con bé Thoa ngủ ké với bạn lứa nó ở nhà bên.
Những ngày tháng đầy mồ hôi trong căn nhà nhỏ nhưng làm ấm lòng Tuấn với những mảnh tình đời, tình người chia xẻ khó, nghèo.
Hôm Tuấn từ giả Sài gòn, trước khi vào phòng cách ly Tuấn vét túi còn bao nhiêu tiền đều trao cho bé Thoa – sau hai năm kể từ lúc có Tuấn trong nhà, đời sống khá hơn, ăn uống tương đối đầy đủ nên bé Thoa lớn phổng lên – dặn dò chăm sóc miếng ăn đầy đủ cho bác Hưởng, mai mốt đi làm có tiền sẽ gởi về phụ thêm cho.
Hôm Tuấn từ giả Sài gòn, trước khi vào phòng cách ly Tuấn vét túi còn bao nhiêu tiền đều trao cho bé Thoa – sau hai năm kể từ lúc có Tuấn trong nhà, đời sống khá hơn, ăn uống tương đối đầy đủ nên bé Thoa lớn phổng lên – dặn dò chăm sóc miếng ăn đầy đủ cho bác Hưởng, mai mốt đi làm có tiền sẽ gởi về phụ thêm cho.
Năm đầu ở Mỹ Tuấn có thư qua thư lại với bé Thoa, sau đó anh dặn Thoa đừng gửi thư tốn tiền vô ích, gắng tiết kiệm phòng khi ông Hưởng ốm đau, cứ hai tháng anh lại đến dịch vụ gởi về cho một trăm đồng, năm sau anh kéo lên ba tháng gửi một trăm rưởi. Sau mấy lần đổi nhà anh không còn nhận được thư Thoa nữa, cứ yên trí hai bác cháu Thoa sống khá hơn, bình yên với số tiền anh gởi về. Cho đến năm ngoái, sau khi gởi ba trăm đồng lần thứ hai trong năm, chừng một tuần Tuần nhận được hồi báo của dịch vụ tại Sàigòn, cho biết khu nhà có địa chỉ người nhận đã bị giải toả, không liên lạc được. Lo lắng cho đời sống của bác cháu Thoa, Tuấn nhờ dịch vu, liên lạc với cơ sở bên nhà tìm hiểu giúp, về cuộc sống hiện tại của gia đình ông Hưởng, anh sẽ trả thêm cho một trăm đồng phí tổn. Cuối cùng tin cho biết là ông Hưởng đã chết hồi tháng hai – trước khi khu xóm bị đuổi đi – và Thoa thì đi đâu không rõ. Tuấn buồn, mất ngủ cả tuần lễ.
Bố mẹ Trọng vốn có cảm tình với Tuấn, nên mẹ Trọng có gợi ý với hai cô con gái xem có cô nào bằng lòng lập gia đình với Tuấn không, nhưng cả hai cô đều bảo “thương thì có thương, nhưng không thể yêu ảnh được, ảnh trông có vẻ cù lần, thiệt thà quá”ù. Trọng thì có ý khác, anh còn có mấy đứa em gái con bà dì ở Đà Nẳng, muốn giới thiệu cho Tuấn, để Tuấn “vớt” được cô nào hay cô ấy, tụi nó đứa nào cũng thích lấy chồng Việt kiều để sang Mỹ. Bởi thế nên sau nhiều lần thuyết phục bạn, cuối cùng thì Tuấn bằng lòng về Việt Nam ăn Tết với Trọng, nhân tiện tìm một người vợ.
Chiếc máy bay có lẽ đã giảm dần độ cao, Trọng cũng vừa thức dậy, hỏi:
- Đến đâu rồi?
- Có lẽ tàu sắp vào phi trường Tapei.
- Mày định ghé lại Saigòn bao lâu?
- Chắc chừng vài bữa thôi, tao tìm mấy thằng bạn hỏi thăm xem thử con Thoa, cháu ông Hưởng giờ ở đâu, nếu gặp được thì giúp cho nó chút ít vốn liếng để sinh sống, tội nghiệp hoàn cảnh côi cút cuả nó.
- Hồi mày rời Sàigòn hình như nó đã mười sáu, giờ này cũng trên hai mươi rồi, không khéo lại trôi giạt bụi đời thì khổ thân.
Tuấn im lặng. Câu nói của Trọng như một mủi kim nhọn đâm vào lòng anh đau nhói. Giá như mấy năm trước anh không ngăn cản Thoa viết thư cho anh, hoặc anh vẫn liên lạc đều đều với Thoa, thì bây giờ anh đâu có phải hối hận với vong hồn ông Hưởng, vì đã để cho đứa cháu mồ côi của ông giờ này phải sống bơ vơ, chưa biết nương tựa nơi nào. Thân phận mồ côi của anh sau ngày ra tù anh đã nếm trải biết bao nhiêu đau thương tũi nhục, dù Tuấn đã là một sĩ quan từng vào sinh ra tử, huống gì Thoa gặp hai lần mồ côi, trong tuổi mới vào đời trong một xã hội đầy cạm bẩy, bất công, khốn khó. Đúng là anh thiếu trách nhiệm, thiếu vắng tình người, cứ tưởng rằng đồng tiền mình gửi về giúp cho bác cháu Thoa là đủ rồi, anh quên rằng đằng sau sự thiếu thốn vật chất, còn phải có một thứ thiêng liêng hơn, đó là tình cảm, tình yêu thương an ủi, nâng đỡ.
Hành khách đã lục tục đứng dậy mang hành lý ra phi trường. Còn phải chờ hai tiếng nữa mới đổi tàu về Sàigòn. Chiếc xách tay bây giờ như nặng hơn trên tay Tuấn. Lẽ ra chuyến trở về đầu tiên này sẽ làm cho anh vui hơn, không ngờ chỉ cần một câu nói vô thưởng vô phạt của Trọng làm Tuấn nặng lòng. Giữa đất Saìgòn mênh mông này dễ gì tìm được dấu vết cô gái mồ côi kia! Những bạn bè thường ghé nhà ông Hưởng hồi Tuấn ở đó, giờ chắc cũng đã ra đi, hoặc lưu lạc phương trời nào? Rồi anh tự an ủi mình, biết đâu lại gặp bác Tư bác Bảy hàng xóm hồi xưa để hỏi thăm.
Với hai ngày lang thang trong thành phố cũ, Trọng và Tuấn chỉ gặp lại một thằng bạn thương binh xưa, ngồi bán vé số bên ven đường Hồng Thập Tự. Hùng với biệt danh Hùng Râu, bạn cùng quê với Trọng, lại là bạn cùng khoá Thủ Đức với Tuấn. Ra trưòng, Hùng râu về binh chủng biệt động quân, bỏ lại một bàn chân trái trong trận đánh cuối cùng tại Long Khánh. Nếu không có tiếng gọi của Hùng, thì chắc hai người bạn cũ cũng không thể nhận ra được bạn mình. Hùng trông già như ông cụ sáu mươi, đen đủi hơn cả hồi còn là lính. Buổi trưa, ba người bạn ngồi quanh trên chiếc chiếu hoa, trải trên nền nhà bằng ciment của Hùng, uống gần hết một két bia với thịt bò tái và gà trộn. Hỏi thăm về Thoa và ông Hưởng, Hùng không biết, nhưng vợ Hùng lại kể rõ vanh vách – vì người chị vợ của Hùng trước cũng sống trong xóm ổ chuột đó – “ông Hưởng bị trúng gió chết, quan tài được thiêu và tro cốt được Thoa gởi vào một ngôi chùa nhỏ nào đó bên Gia Định, non tháng sau xóm bị giải tỏa, mạnh ai nấy lo nên chẳng biết Thoa chuyển đi nơi nào”.
Như vậy là người chết đã an phận, linh hồn được nương nhờ nơi cửa Phật, còn ngưòi sống thì bặt tin. Đêm trước khi lên tàu lửa ra Trung, Tuấn gọi một chiếc xích lô chở anh lên phía cầu Trương minh Giảng, đến dưới dốc cầu anh bảo bác lái xe dừng lại, rồi một mình đi bộ lên cầu, đứng nhìn một lúc lâu về phía con hẻm cũ lòng ngậm ngùi.
Chuyến về Việt Nam lần này lại là lần thứ hai đối với Trọng. Ba mẹ anh muốn anh thay mặt gia đình về thăm bà con nơi quê nhà, vì nghe tin bà Tám Lượng – chị ruột của ba anh – đau nặng sợ không qua khỏi tháng Chạp, nhân tiện rủ Tuấn về Đà Nẳng chơi, may ra chàng ta có chấm được cô cháu gái nào, để mang sang Mỹ tạo cơ hội cho chúng nó có một tương lai tốt hơn. Trọng thấy Tuấn là người có tình, có nghĩa nên tình cảm bạn bè giữa hai người lại càng đậm đà, anh luôn chiều theo ý Tuấn trong mấy ngày lang thang vô vọng ở Sàigòn. Không tìm được dấu vết của cô cháu gái mồ côi cũng làm cho Trọng buồn lây.
Nhờ vợ Hùng biết được đường dây chợ đen, nên ngày hôm sau hai người đã có vé tàu hạng nhất một cách dễ dàng. Lẽ ra, trước khi lên tàu về Đà Nẳng Trọng phải gọi điện thoại báo tin cho Châu, cô em họ của anh biết để đi đón, nhưng anh lại muốn dành cho gia đình Dì Tư một niềm vui bất ngờ. Hơn nữa gia đình Dì cũng bận rộn trong việc buôn bán vào những ngày giáp Tết, Trọng dự định rủ Tuấn cuốc bộ nhìn ngắm sinh hoạt quê mình, trên quảng đường khoảng bảy tám trăm mét, từ nhà ga xe lửa về nhà Dì Tư. Mỗi người chỉ có một va li nhỏ đựng hành lý, có tay kéo với bánh xe, nên đi bộ thong dong có lẽ thú hơn là phải ôm xe thồ, h ay ngồi xích lô dọt qua những ổ gà.
Nắng buổi chiều gần cuối tháng Chạp hanh vàng, dễ chịu, đang rọi nghiêng qua cửa sổ vào toa tàu, trong lúc đoàn tàu đang rùng mình dừng hẵn lại trong sân ga.
Trọng và Tuấn chờ cho mọi người xuống trước gần hết, rồi hai anh em mới thong thả kéo hành lý bước ra sân ga. Tuấn ngẩng đầu nhìn qua đám đông, khung cảnh ga Đà Nẳng cũng xô bồ hổn loạn như bất cứ một sân ga nào khác ở Việt Nam. Tiếng kêu réo, gọi người thân, tiếng mời chào món ăn, tiếng mời chào của tài xế xe xích lô, xe ôm, trộn vào nhau thành thứ âm thanh kỷ niệm, đã lâu lắm bây giờ anh mới gặp lại.
Trọng và Tuấn chờ cho mọi người xuống trước gần hết, rồi hai anh em mới thong thả kéo hành lý bước ra sân ga. Tuấn ngẩng đầu nhìn qua đám đông, khung cảnh ga Đà Nẳng cũng xô bồ hổn loạn như bất cứ một sân ga nào khác ở Việt Nam. Tiếng kêu réo, gọi người thân, tiếng mời chào món ăn, tiếng mời chào của tài xế xe xích lô, xe ôm, trộn vào nhau thành thứ âm thanh kỷ niệm, đã lâu lắm bây giờ anh mới gặp lại.
- Xin lỗi, xin lỗi nha. Anh em chúng tôi có người nhà đến đón ngoài kia rồi.
Trọng xua tay, rồi tự mỉm cười với câu nói dối của mình, để từ chối khéo những lời mời. Hai người phải dừng lại một lúc, chờ cho đám đông tản ra, rồi mới có thể lách được ra ngoài. Nắng dịu hẳn xuống.
Tiếng bánh xe nhỏ dưới va li hành lý cọ kìn kịt xuống mặt đường nhựa, Trọng đi chậm lại chờ Tuấn. Anh chỉ tay về phía trái sân ga:
- Nhà bà Dì mình ở phía đó, từ từ như thế này chắc cũng mất 15 phút mới đến.
- Thong thả, có gì gấp đâu, vẫn còn sớm mà.
Hai bên đường, những căn nhàđủ kiểu dáng khác nhau nối dài theo, khó có một khoảng trống. Những chiếc xe bán nước mía, sữa đậu nành, bánh trái… với những tiếng mời chào khi Trọng và Tuấn đi qua:
- Sữa đậu nành đi anh.
- Nước mía đi anh.
Trọng bước lên lề đường, anh chưa kịp nói gì thì một cô gái bưng ly nước mía từ phía sau chiếc xe ép bước vội tới, tay kia đã cầm sẵn chiếc ống hút. Anh hỏi:
- Có nước suối Vĩnh Hảo cho tôi một chai.
- Có nước suối Vĩnh Hảo cho tôi một chai.
Tuấn cũng từ dưới lòng đường kéo hành lý lên theo.
Bỗng nghe đánh “choang” một tiếng, ly nước mía trên tay cô gái đã rớt xuống đất vở tung ra.
Có tiếng kêu nhỏ: Anh...
Cô gái nhào tới phía Tuấn ôm chầm lấy bụng anh, rồi bật khóc to lên, bệu bạo “...anh Tuấn, anh Tuấn “
Cô gái nhào tới phía Tuấn ôm chầm lấy bụng anh, rồi bật khóc to lên, bệu bạo “...anh Tuấn, anh Tuấn “
Tuấn suýt té. Anh kéo chiếc va li làm điểm tựa, sửng sốt.
Cô gái lại gào lên trong cổ họng “anh Tuấn... Tuấn”.
Tuấn đứng lặng một lát, đưa tay mặt xuống nhẹ nhàng gở cánh tay cô gái, nhưng cô ta càng ôm chặt hơn, nước mắt cô ta thấm ướt qua làn áo Tuấn, anh hỏi:
- Cô là ai, ở đâu mà biết tên tôi là Tuấn?
Giọng cô gái rung lên trong nghẹn ngào:
- Trời ơi, anh quên em rồi sao anh Tuấn, anh quên em rồi sao... Em, em là... là... đứa bé mồ côi cháu ông Hưởng đây mà...
Tuấn đứng lặng một lát, đưa tay mặt xuống nhẹ nhàng gở cánh tay cô gái, nhưng cô ta càng ôm chặt hơn, nước mắt cô ta thấm ướt qua làn áo Tuấn, anh hỏi:
- Cô là ai, ở đâu mà biết tên tôi là Tuấn?
Giọng cô gái rung lên trong nghẹn ngào:
- Trời ơi, anh quên em rồi sao anh Tuấn, anh quên em rồi sao... Em, em là... là... đứa bé mồ côi cháu ông Hưởng đây mà...
Đám đông chung quanh xúm lại.
Tuấn buông chiếc va li, cúi xuống ôm lấy đầu cô gái, giọng anh run run: "Thoa, Thoa, Thoa đây sao!"
Trọng bước tới kéo chiếc vali của Tuấn lại phía mình, rồi lặng lẽ ngồi xuống chiếc ghế đẩu kê gần đó, lòng anh cũng rưng rưng lẫn lộn những nỗi vui, buồn.
Cẩm An Sơn
Cẩm An Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét